Đối tác

Liên hệ

Số 1 Cn6, Khu Công Nghiệp Từ Liêm, Minh Khai, Từ Liêm, HN.

098 334 22 23
0971 940 345

info@goviet.vn

Folow Us

samuel-2-b-arcit18-scaled-1-min

Sản phẩm của Gỗ Việt

Là 1 đơn vị sản xuất và thi công nội thất gỗ công ngiệp với hệ thống nhà xưởng và đội ngũ nhân sự tay nghề cao, các sản phẩm được sản xuất tại Gỗ Việt đã khẳng định được chất lượng với khách hàng và đối tác trong suốt gần 30 năm hoạt động của mình. Bên cạnh sản phẩm nội thất với lớp phủ phổ biến hiện nay (Melamine, Laminate…) Gỗ Việt tự tin giới thiệu tới thị trường các sản phẩm nội thất Veneer với các giải pháp vật liệu – gia công – thiết kế tốt nhất.

0 +
Mẫu sản phẩm
0 +
Khách hàng

Giới thiệu về Veneer: Đặc tính và ứng dụng trong thiết kế & thi công nội thất

Với bàn tay chế tác cửa những người thợ lành nghề. Gỗ Việt đã tạo nên những sản phẩm Veneer hoàn mỹ, tinh xảo đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách hàng.

Gỗ veneer là gì? Quy trình làm gỗ veneer ra sao?

Giải thích một cách ngắn gọn, veneer chính là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, độ dày khoảng 1 rem đến 2 ly, do đó một cây gỗ tự nhiên có thể lạng ra vô vàn tấm gỗ veneer (tuy nhiên nhà sản xuất chỉ giữ lại những tấm có độ thẩm mỹ tốt nhất). Độ rộng mặt gỗ veneer tùy thuộc vào đường kính của cây gỗ được xẻ.

Theo thống kê của nhà sản xuất, một cây gỗ kích thước 30x20x250cm (dày x rộng x cao) thì sẽ lạng ra được 1500-3000m2 gỗ veneer. Tuy nhiên con số này sẽ còn bị hao hụt bởi sự sàng lọc những tấm veneer không đạt chuẩn. Sau khi lạng xong, veneer sẽ được dán lên cốt gỗ công nghiệp, thông thường là MDF, HDF, ván dăm hay plywood bằng keo chuyên dụng để làm ra các sản phẩm nội thất phù hợp.

Sau khi đã ép trên cốt gỗ, xưởng sẽ tiến hành nối từng tấm veneer riêng rẽ lại với nhau tạo thành tấm có kích thước chuẩn 1200×2400 trước khi được xuất ra thị trường. Bởi độ rộng của miếng veneer phụ thuộc vào đường kính thân cây gỗ nên người ta phải ghép ít nhất 3 miếng lại với nhau với đủ đạt được kích thước tấm gỗ tiêu chuẩn.

Tiếp theo, người ta đem tấm gỗ vào ép bằng máy ở áp suất và nhiệt độ cao đến khi có độ dính và phẳng nhất định. Công đoạn cuối cùng và chà nhám bề mặt.

Bản thân veneer chính là gỗ tự nhiên lạng mỏng

Gỗ tự nhiên và veneer có giống nhau không?

Tính thẩm mỹ

Khách hàng ưa chuộng gỗ tự nhiên không chỉ bởi độ bền mà còn nhờ những hệ vân gỗ cuộn xoáy vô cùng đẹp mắt, sống động. Ngày nay, với sự xuất hiện của veneer, bạn hoàn toàn có thể sở hữu điều đó với chi phí rẻ hơn rất nhiều. 
Bản thân một cây gỗ tự nhiên có thể lạng ra hàng trăm thậm chí hàng ngàn tấm veneer, do đó, khách hàng có cơ hội lựa chọn cho mình những tấm veneer tốt nhất, có hệ vân đẹp nhất mà không phải bị động như đóng đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên như trước đây.

Độ bền

Người tiêu dùng Việt Nam thường có suy nghĩ phàm những gì gắn mác “công nghiệp” đều độc hại hơn, có tuổi thọ kém hơn những đồ làm bằng gỗ tự nhiên, nhất là gỗ.
Tuy nhiên, suy nghĩ đó cũng nên dần thay đổi bởi không hẳn loại gỗ tự nhiên nào cũng tốt, tuổi thọ cũng cao hay các loại gỗ càng đắt tiền thì càng bền hoặc ngược lại.
Gỗ công nghiệp bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gỗ, nhà sản xuất, quy trình và máy móc vận hành, bởi trên thực tế, đã có những loại gỗ công nghiệp tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc hơn. Do đó, lựa chọn nhà sản xuất sẽ quyết định rất lớn đến độ bền đồ nội thất của bạn.

Nếu tinh ý bạn có thể nhận ra ở một số nước phương Tây người ta sử dụng gỗ công nghiệp nhiều hơn, nhất là trong thiết kế và thi công nhà ở. Bên cạnh vấn đề về giá thành, tính linh hoạt, thi công nhanh chóng và dễ khắc phục lỗi thì thử tưởng tượng vui rằng nếu một ngôi nhà bị cháy, để giải thoát người bị mắt kẹt, bạn sẽ chỉ mất 1 phút để phá một cánh cửa bằng gỗ công nghiệp trong khi đó nếu nó được làm bằng gỗ tự nhiên chắc chắn sẽ tốn thời gian và sức lực hơn rất nhiều.  Quan điểm nội thất ngày nay cũng có sự thay đổi lớn, thay vì chỉ quan tâm đến những sản phẩm ăn chắc mặc bền, nồi đồng cối đá thì người tiêu dùng quan tâm hơn rất nhiều tính thẩm mỹ, công năng và độ hiệu quả 1 sản phẩm mang lại.

Ưu nhược điểm của Veneer trong thi công nội thất

Ưu điểm

Không phải tự nhiên mà veneer trở thành vật liệu bề mặt được ưa chuộng phổ biến trong thi công nội thất nhà ở, văn phòng. Hãy cùng xem chúng có những ưu điểm gì nhé:

  • Đa dạng, thỏa sức trang trí, decor: Có bao nhiêu loại gỗ tự nhiên thì có bấy nhiêu dòng veneer khác nhau, do đó, bạn có thể sử dụng nhiều loại veneer cho từng không gian khác nhau trong căn hộ
  • Nội thất gỗ veneer có khả năng chống cong vênh, mối mọt
  • Bề mặt có thể uốn cong, làm được những đồ nội thất có kích thước phức tạp.
  • Có thể ghép trang trí vân chép, vân ngang, dọc, đảo vân vv…. tạo nên nét đẹp hiện đại, phá cách
  • Có thể ứng dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ hoặc vách trang trí nhà ở, văn phòng
  • Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng, tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều

Nhược điểm

So với Gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp không thể tránh khỏi tính chịu nước kém, dễ bị vỡ, mục trong thời tiết nồm ẩm kéo dài hoặc va đập rất mạnh. Do vậy, Nội thất gỗ Veneer phù hợp hơn nếu đặt trong không gian khô thoáng như phòng khách, phòng ngủ, hội trường.

Bên cạnh đó, trình độ thi công, kinh nghiệp gia công còn kém sẽ dễ để lộ những vết dán cạnh cẩu thả, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của không gian căn nhà. Gỗ Việt tự tin là 1 trong số rất ít doanh nghiệp tại Việt Nam hiện tại khắc phục hoàn toàn những nhược điểm này.

Veneer có thể kết hợp với cốt gỗ nào?

Ván MDF hoặc HDF

Đây là hai dòng ván gỗ nguồn gốc 100% công nghiệp, được lựa chọn nhiều nhất để làm cốt dán laminate, dán veneer cho đến phủ sơn.

Với tính sẵn có về nguồn cung, và khả năng bắt vít, thi công nhanh chóng, MDF và HDF có giá thành khá rẻ trong khi độ bền cũng được khẳng định từ 15-20 năm. Có thể nói đây chất liệu đang được sử dụng nhiều nhất để sản xuất nội thất.

Gỗ ghép thanh 

Là kết quả của việc ghép các thanh gỗ tự nhiên với nhau bằng các loại máy móc, công nghệ hiện đại tạo thành một tấm ván gỗ có kích thước lớn. Gỗ ghép có thể là gỗ cao su, tràm hoặc các loại gỗ khác,… tựu chung thành phần vẫn là gỗ tự nhiên, do đó rất phù hợp với những gia chủ muốn xài đồ gỗ nhưng kinh phí hạn chế. Độ bền không thua kém nhiều gỗ nguyên khối và với việc được phủ lớp Veneer giúp gỗ ghép khắc phục yếu điểm về tính đồng đều giữa các thanh gỗ cũng như gia tăng tính thẩm mỹ.

Ván ép (Plywood)

Là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính. Đây là vật liệu vô cùng phổ biển tại phương tây và đang dần có chỗ đứng tại Việt Nam.

Ván MDF phủ Veneer
gỗ ghép phủ veneer

Tìm hiểu quy trình gia công Veneer tại Gỗ Việt?

1. Sơ chế gỗ tự nhiên

2. Sản xuất, gia công sản phẩm

3. Sấy nhiệt

4. Cắt Laser, tạo hình Veneer

5. Dán Veneer, ép nhiệt

6. Đánh bóng, sơn hoàn thiện

Bộ sưu tập Mẫu Veneer trang trí nội thất 2021

Quy trình tiếp nhận đơn hàng Gia công

Nhận Yêu cầu thiết kế

Khách hàng gửi yêu cầu qua Website, page hoặc Hotline. Bộ phận tư vấn của Gỗ Việt sẽ liên lạc tư vấn và xác nhận yêu cầu của Quý khách.

Báo giá & ký Hợp đồng

Dựa trên yêu cầu đã được thống nhất, Gỗ Việt sẽ lên báo giá, dự toán chi tiết, tiến độ thi công và ký HĐ với khách hàng.

Thi công sản xuất

Bộ phận sản xuất của Gỗ Việt tiến hành thi công / gia công sản phẩm theo HĐ đã ký kết, đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công theo Hợp đồng.

Bàn giao & Nghiệm thu sản phẩm

Sau khi hoàn thành đơn hàng, Khách hàng có thể nghiệm thu sản phẩm trực tiếp tại nhà máy và tiếp nhận bàn giao sản phẩm.

Các giải pháp Ghép Veneer tại Gỗ Việt

hotspot Bàn Veneer Nu Kệ Veneer Nu Nội thất Veneer Nu
Sang trọng – tinh tế
Sự cuốn hút từ Sắc nâu trầm lịch lãm kết hợp với các vân Nu thời thượng đã tạo nên một thiết kế bàn làm việc vừa sang trọng, đẳng cấp lại vừa hiện đại, trẻ trung. hotspot
Nội thất Veneer Hướng Tâm “SÁNG TẠO LÀ KHÔNG GIỚI HẠN”
Veneer tự nhiên ghép hướng tâm – tia mặt trời với màu sắc đa dạng cho nhiều ý tưởng thiết kế.
hotspot Ghép veneer xương cá vượt khổ Veneer Khổ Lớn
Vượt qua giới hạn
Được cho là “sự thay đổi mới” đầy sáng tạo và tiện ích trong thiết kế nội thất. Ván veneer khổ lớn là giải pháp tối ưu dành cho các thiết kế vượt khổ như tủ cánh lớn, vách kịch trần, cửa full height hay các thiết kế bàn họp lớn…

Bộ sưu tập Giải Pháp Ghép Veneer năm 2021

Dựa trên các mẫu họa tiết Veneer được thiết kế riêng cũng như nhiều mẫu đang phổ biến trên thị trường, Gỗ Việt cung cấp rất nhiều giải pháp ghép Veneer linh hoạt phù hợp cho nhiều phong cách thiết kế khác nhau công trình.

Tải trọn bộ giải pháp Veneer trang trí nội thất năm 2021.

Kéo Slide để xem Nội thất Veneer Gỗ Việt thay đổi không gian nội thất

11111-min 22222-min

Các ứng dụng Veneer trong không gian nội thất

Gỗ Việt đã nghiên cứu và ứng dụng Veneer để gia công hoàn thiện rất nhiều các sản phẩm và công trình nội thất tại hầu hết các hạng mục khác nhau từ dự án Nhà nước, văn phòng cho đến các công trình nhà dân cao cấp. Với năng lực sản xuất và thi công của mình, Chúng tôi tự tin có thể hiện thực hóa bất kì thiết kế nào của KTS liên quan đến Veneer.

hotspot Bàn Veneer Nu Kệ Veneer Nu Nội thất Veneer Nu
Sang trọng – tinh tế
Sự cuốn hút từ Sắc nâu trầm lịch lãm kết hợp với các vân Nu thời thượng đã tạo nên một thiết kế bàn làm việc vừa sang trọng, đẳng cấp lại vừa hiện đại, trẻ trung. hotspot
Nội thất Veneer Hướng Tâm “SÁNG TẠO LÀ KHÔNG GIỚI HẠN”
Veneer tự nhiên ghép hướng tâm – tia mặt trời với màu sắc đa dạng cho nhiều ý tưởng thiết kế.
hotspot Ghép veneer xương cá vượt khổ Veneer Khổ Lớn
Vượt qua giới hạn
Được cho là “sự thay đổi mới” đầy sáng tạo và tiện ích trong thiết kế nội thất. Ván veneer khổ lớn là giải pháp tối ưu dành cho các thiết kế vượt khổ như tủ cánh lớn, vách kịch trần, cửa full height hay các thiết kế bàn họp lớn…

Các ứng dụng Veneer trong không gian nội thất

Yêu cầu tư vấn Sản Phẩm Nội Thất

0971 940 345

image-layers_8-3a-min
image-layers_8-2a-min

Cảm ơn quý khách đã quan tâm tìm hiểu thông tin của Gỗ Việt. Vui lòng hoàn thành thông tin dưới đây để chúng tôi có thể gửi tới cho Quý khách báo giá và Catalouge mới nhất của Gỗ Việt.